Sử dụng đơn vị Năm_ánh_sáng

Khoảng cách tính theo năm ánh sáng bao gồm giữa những ngôi sao trong cùng một khu vực, như chúng cùng thuộc về một nhánh xoắn ốc hoặc cụm sao cầu. Các thiên hà có đường kính từ vài nghìn đến vài trăm nghìn năm ánh sáng, và khoảng cách giữa các thiên hà lân cận hoặc khoảng cách giữa các cụm thiên hà lên tới hàng triệu năm ánh sáng và hàng chục triệu năm ánh sáng. Khoảng cách giữa các quasar và Bức tường lớn Sloan (Sloan Great Wall) lên tới hàng tỷ năm ánh sáng.

Một số bậc độ lớn theo độ dài năm ánh sáng
Tỷ lệ (ly)Giá trịKhoảng cách
10−9&0000000382213511.09226040.4×10−9 lyÁnh sáng Mặt Trời phản chiếu từ bề mặt Mặt Trăng mất 1,2–1,3 giây để tới bề mặt Trái Đất (quãng đường &0000000000350000.000000350000 đến &0000000000400000.000000400000 kilômét).
10−6&0000149479541466.77999915.8×10−6 lyMột đơn vị thiên văn (khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất). Ánh sáng mất xấp xỉ 499 giây (8,32 phút) để vượt qua khoảng cách này.[22]
&0001201512770017.800049127×10−6 lyThiết bị thăm dò Huygens đáp xuống vệ tinh Titan của Sao Thổ và truyền dữ liệu về Trái Đất ở khoảng cách 1,2 tỷ kilômét.
&0004768208158180.700195504×10−6 lyTàu New Horizons bay qua Sao Diêm Vương nằm cách Trái Đất 4,7 tỷ kilômét và tín hiệu mất 4 giờ 25 phút mới đến được mặt đất.
10−3&0019299890164065.0000002.04×10−3 lyTàu không gian bay xa nhất, Voyager 1, cho đến thời điểm năm 2014, nó nằm cách Trái Đất 18 giờ ánh sáng.[23] Con tàu sẽ mất khoảng &0000000000017500.00000017500 năm để đi được (&9460730472580800.0000001.0×100 ly) với vận tốc của nó 17 km/s (&0000000000016987.52000038000 mph) so với Mặt Trời. Ngày 12 tháng 9 năm 2013, các nhà khoa học NASA thông báo Voyager 1 đã tiến vào môi trường liên sao từ ngày 25 tháng 8 năm 2012, trở thành tàu vũ trụ đầu tiên của con người rời hệ Mặt Trời.[24]
100&5137168756129090.0000001.6×100 lyĐám mây Oort có đường kính xấp xỉ 2 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn ước đoán biên giới trong của nó nằm ở &0000000000050000.00000050000 au, và biên giới ngoài nằm ở &0000000000100000.000000100000 au.
&8921460945162090.0000002.0×100 lyTầm ảnh hưởng xa nhất của trường hấp dẫn Mặt Trời (mặt cầu Hill/giới hạn Roche, &0000000000125000.000000125000 au). Vượt qua ranh giới này là trường hấp dẫn của môi trường liên sao.
&9924282594291090.0000004.22×100 lySao gần Mặt Trời nhất, Proxima Centauri, nằm cách 4,22 năm ánh sáng.[25][26]
&1362282064195982.0000008.60×100 lySirius, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. Nó có khối lượng gấp 2 lần và độ sáng tuyệt đối gấp 25 lần Mặt Trời, một phần vì khoảng cách của nó đến Mặt Trời nhỏ hơn 10 năm ánh sáng.
&2582692623719984.00000011.90×100 lyHD 10700 e, hành tinh ngoài hệ Mặt Trời nằm trong vùng thích nghi với điều kiện sống (habitable zone). Khối lượng gấp 6,6 lần Trái Đất, nó nằm ở giữa vùng có thể ở được của sao Tau Ceti.[27][28]
&3944974687910906.00000020.5×100 lyGliese 581, một sao lùn đỏ với một vài hành tinh được phát hiện quay quanh.
&2826446500000406.000000310×100 lyCanopus, ngôi sao sáng thứ hai sau Sirius, được phân cấp sao siêu khổng lồ (supergiant) loại F và độ sáng tuyệt đối hơn &0000000000015000.00000015000 lần Mặt Trời.
103&219141774209008-4.0000003×103 lyA0620-00, lỗ đen gần nhất được biết đến, nằm cách khoảng &0000000000003000.0000003000 năm ánh sáng.
&8992287109968260.00000026×103 lyTrung tâm của Ngân Hà cách Trái Đất khoảng &0000000000026000.00000026000 năm ánh sáng.[29][30]
&3047258080000-460.000000100×103 lyNgân Hà có đường kính khoảng &0000000000100000.000000100000 năm ánh sáng.
&0527975809004-88-8.000000165×103 lyR136a1, nằm trong Đám Mây Magellan Lớn, ngôi sao sáng nhất từng được biết đến với độ sáng gấp 8,7 triệu lần độ sáng của Mặt Trời, có cấp sao biểu kiến 12,77, chỉ sáng hơn 3C 273.
106&6181452996868-408.0000002.5×106 lyThiên hà Tiên Nữ cách hệ Mặt Trời xấp xỉ 2,5 triệu năm ánh sáng.
&141774209008-40-8-8.0000003×106 lyThiên hà Tam Giác (M33), nằm cách xa 3 triệu năm ánh sáng, là thiên thể xa nhất có thể nhìn bằng mắt thường.
&7882279022288-6-42.00000059×106 lyCụm thiên hà gần nhất, cụm thiên hà Xử Nữ (Virgo Cluster), cách xa 59 triệu năm ánh sáng.
&0000000150000000.000000150×106 – &81452090088-408-2-4.000000250×106 lyKhu vực hấp dẫn lớn (Great Attractor) nằm ở khoảng cách giữa 150 và 250 triệu năm ánh sáng (giá trị sau được ước tính gần đây).
109&709709224-22-2860-2.0000001.2×109 lyBức tường lớn Sloan (Sloan Great Wall) (không nhầm với Tường lớn (Great Wall) và Tường lớn Hercules–Corona Borealis) đã được với chiều dài xấp xỉ 1 tỷ năm ánh sáng.
&4194004482420-402.0000002.4×109 ly3C 273, quasar sáng nhất trong vùng bước sóng khả kiến, cấp sao biểu kiến 12,9, chỉ mờ hơn R136a1. 3C 273 nằm cách 2,4 tỷ năm ánh sáng.
&6940902048808826.00000045.7×109 lyKhoảng cách đồng chuyển động từ Trái Đất đến biên giới của vũ trụ quan sát được là 45,7 tỷ năm ở bất kỳ hướng nào; đây là bán kính đồng chuyển động của vũ trụ quan sát được. Giá trị này lớn hơn tuổi của vũ trụ như đo từ bức xạ nền vi sóng vũ trụ; điều này là do vũ trụ đang giãn nở kể từ thời điểm Vụ Nổ Lớn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Năm_ánh_sáng http://www.astronomynotes.com/tables/tablesa.htm http://www.atlasoftheuniverse.com/12lys.html http://www.scienceclarified.com/everyday/Real-Life... http://adsabs.harvard.edu/abs/1994cers.conf...97J http://adsabs.harvard.edu/abs/2000PASJ...52.1021F http://adsabs.harvard.edu/abs/2000PASP..112..202M http://adsabs.harvard.edu/abs/2003ApJ...597L.121E http://adsabs.harvard.edu/abs/2013A&A...551A..79T http://astronomy.sierracollege.edu/Resources/Refer... http://marc.sauvage.free.fr/astro_book/Cts_pages/a...